Bài viết 'vận động nữ, nam thanh niên không kết hôn muộn' chiếm sóng mạng xã hội
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.Highlights VBA 2023: Võ Kim Bản tái xuất, Saigon Heat thắng đẹp Thang Long Warriors
Năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tiếp tục là một trong những phân khúc xe sôi động nhất thị trường ô tô Việt Nam, khi chứng sự hiện diện của không dưới 10 mẫu mã ô tô. Đây cũng là nhóm xe nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng xe trong nước nhờ sở hữu cùng lúc nhiều lợi thế, từ giá bán phù hợp đến khả năng tối ưu công năng sử dụng.Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), trong năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tầm giá dưới 1 tỉ đồng bán ra tổng cộng 56.527 xe. Nếu so với năm ngoái, doanh số toàn phân khúc này tăng gần 5.300 xe, tương đương khoảng 10%.Đây có thể xem là kết quả bất ngờ, bởi 2024 vẫn là một năm đầy thách thức với toàn thị trường ô tô Việt do những tác động kéo dài từ suy thoái kinh tế, khiến sức mua vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm.Cuộc cạnh tranh ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ vẫn đang có sự phân hóa rất rõ, khi Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe làm chủ hoàn toàn "cuộc chơi", với doanh số áp đảo các đối thủ.Cụ thể, số liệu VAMA cho thấy, khép lại năm 2024 vừa qua, mẫu xe Nhật tiếp tục ghi nhận doanh số bùng nổ, đạt 19.498 xe. Dù có giảm nhẹ gần 500 xe so với năm ngoái, tuy nhiên lượng xe bán ra duy trì ở mức tiệm cận 20.000 xe mỗi năm, tức trung bình mỗi tháng đều trên 1.600 xe đã là con số "khủng", bảo chứng cho sức hút và sự vượt trội của Xpander.Đáng nói, sự áp đảo của mẫu xe này còn thấy rõ khi so sánh với đối thủ bám đuổi gần nhất là Toyota Veloz Cross. Kết thúc tháng 12.2024, mẫu xe nhà Toyota bán ra 916 xe, qua đó khép lại năm với doanh số cộng dồn đạt 8.341 xe. Kết quả này thậm chí chưa bằng một nửa so với Mitsubishi Xpander.Một mẫu xe Toyota Khác dù cũng tăng trưởng tốt nhưng vẫn bị đối thủ bỏ xa trên bảng xếp hạng là Toyota Innova. Với thế hệ Innova Cross hoàn toàn mới thay đổi mạnh về kiểu dáng, trang bị và đặc biệt có thêm bản hybrid, Toyota Innova trong năm 2024 đã ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần, đạt gần 6.800 xe. Mặc dù vậy, doanh số này vẫn quá "nhỏ bé" nếu đặt cạnh Mitsubishi Xpander.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe Hàn Quốc gồm Kia Carens và Hyundai Stargazer sau khi trình làng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng từng được kỳ vọng sẽ là những đối trọng, phá vỡ thế "thống trị" của Xpander. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, khi cả Carens và Stargazer nhìn chung đều ghi nhận kết quả bán hàng không thực sự khả quan. Kia Carens bán ra tổng cộng 4.555 xe. Trong khi Hyundai Stargazer cũng chỉ đạt 4.159 xe.Các vị trí tiếp theo trong phân khúc lần lượt là Honda BR-V (3.618 xe), Suzuki XL7 (3.154 xe), Hyundai Custin (3.101 xe), Toyota Avanza 2.142 xe) và Suzuki Ertiga (1.200 xe). Trong nhóm này, Suzuki Ertiga là cái tên gây chú ý nhất khi khả năng rất cao đã bị hãng "khai tử" tại thị trường Việt Nam do doanh số ngày càng sụt giảm.Xét riêng theo thương hiệu; nhờ sự tỏa sáng của Xpander, Mitsubishi tiếp tục dẫn đầu ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ với gần 35% thị phần. Toyota xếp ở vị trí tiếp theo. Ba mẫu xe của hãng xe Nhật gồm Veloz, Avanza và Innova đóng góp khoảng 30% trên tổng doanh số. Tiếp theo là Hyundai với hai mẫu xe, chiếm gần 13% thị phần.Trong khi đó, Suzuki tiếp tục hành trình sa sút. Từ vị thế của một thương hiệu "cây đa cây đề" ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ; năm vừa qua, hãng xe Nhật tiếp tục lao dốc doanh số. Đặc biệt, mẫu xe trụ cột Suzuki XL7 cả năm chỉ bán khoảng 3.100 xe, giảm gần một nửa so với năm ngoái.Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, trong năm 2025, xe gia đình dự báo tiếp tục là một trong những phân khúc xe được ưa chuộng. Riêng cuộc cạnh tranh giữa các mẫu mã, Mitsubishi Xpander khả năng cao vẫn chiếm "thế thượng phong". Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm xe Trung Quốc với giá bán rẻ như GAC M6 Pro hay cả MG G50 hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ và xáo trộn.
Khách Hồi giáo thích thú trải nghiệm không gian văn hóa Yên Tử
Mới đây, câu chuyện tìm cha mẹ ruột Việt Nam của người mẫu Pháp gốc Việt tên Emma Pinon (28 tuổi) sống ở Paris được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết Người mẫu Pháp xinh đẹp 10 năm tìm cha mẹ ruột ở TP.HCM: Emma, đừng bỏ cuộc!, đã nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc.Hành trình hơn 1 thập kỷ tìm lại nguồn cội Việt Nam của Emma hôm nay đã có kết quả đầy bất ngờ và không còn gì để bàn cãi khi xét nghiệm ADN lên tiếng.- Bà Thu Hương: Em ơi! Có một bạn gái ở Pháp về tìm lại người thân. Ngày xưa gia đình mình có cho một bé gái phải không em?- Anh Minh Hiền: Nhầm rồi chị ơi! Nhà em không có cho con nào hết! (cúp máy).Sở dĩ anh Lý Minh Hiền (31 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) vội vã ngắt cuộc trò chuyện qua điện thoại với bà Hương vì nghĩ rằng đây là cuộc gọi… lừa đảo. Bởi có trong mơ anh cũng không nghĩ rằng người em gái ruột mà cha mẹ cho đi gần 30 năm trước đã thực sự tìm về với gia đình.Mọi chuyện bắt đầu từ những ngày nửa đầu tháng 2.2025, khi bà Hương bắt đầu hành trình tìm kiếm người thân cho Emma, thông qua những hồ sơ còn được lưu giữ mà ông Huỳnh Tấn Sinh, hiện đang sống ở Pháp cung cấp. Ông Sinh và người cộng sự đặc biệt là bà Hương đã giúp đỡ cô gái Pháp gốc Việt trên hành trình tìm về nguồn cội này.Theo những hồ sơ còn được giữ gìn suốt 3 thập kỷ, Emma có tên khai sinh là Lý Thị Kiều Trang. Kiều Trang cất tiếng khóc chào đời lúc 2 giờ 25 phút ngày 27.11.1997 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM. Bé gái nặng 3 kg, được "sanh hút vì vết mổ cũ".Trong hồ sơ của mẹ khai rõ tên Lý Thị Bông, khi đó 33 tuổi làm nội trợ. Địa chỉ người mẹ khai ở chung cư Ấn Quang (Q.10, TP.HCM). Trong tài liệu về lý lịch trẻ sơ sinh mà bệnh viện phụ sản gửi cho cô nhi viện có ghi rõ Kiều Trang là trẻ "bị bỏ rơi".Trong giấy khai sinh có thông tin Kiều Trang được chuyển đến Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Tam Bình chăm sóc. Sau đó không lâu, bé gái được một cặp vợ chồng Pháp tốt bụng nhận nuôi, sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở thủ đô Paris."Lần theo manh mối trong hồ sơ, tôi đến chung cư Ấn Quang bên Q.10 hỏi thăm. Tuy nhiên suốt 2 ngày liền tôi tìm đến, vẫn không có manh mối. May mắn với sự giúp đỡ của anh Sinh, tôi có được số điện thoại của gia đình rất có thể là gia đình ruột thịt của Emma khi các thông tin đều trùng khớp. Tôi vội vàng gọi để xác minh", bà Hương kể lại.Ban đầu, anh Minh Hiền sau khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, một người phụ nữ xa lạ cứ tưởng đây là cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, bà đã kiên trì gọi giải thích, hỏi thăm về câu chuyện của gia đình. Sở dĩ anh Hiền phản ứng như vậy không phải là lạ, bởi suốt từ nhỏ đến lớn, anh chưa từng nghe cha mẹ kể về người em gái từng được cho người nước ngoài nhận nuôi. Cho đến khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, anh đã tò mò hỏi cha, ông Trần Phi Hùng (58 tuổi) rằng: "Hồi đó, cha mẹ có cho con gái cho người ta nuôi không? Có người gọi nói con gái tìm về!".Vừa nghe con hỏi, người đàn ông giật mình, "chưng hửng" rồi chết lặng, bởi đó là bí mật mà vợ chồng ông đã giữ kín suốt gần 3 thập kỷ qua. Ông định thần lại, rồi xác nhận với con trai điều này là chính xác. Cũng từ đây, gia đình ông Hùng và bà Hương bắt đầu kết nối, xác nhận các thông tin trong hồ sơ nhận nuôi của Emma để rồi bàng hoàng nhận ra tất cả đều trùng khớp đến khó tin.Chia sẻ với Thanh Niên, ông Hùng tâm sự tháng 11.1997, vợ chồng ông có sinh một người con gái. Lúc này, gia đình ông ở Q.2 (cũ), nay thuộc TP.Thủ Đức, vợ chồng ông cũng đã có một người con trai là anh Lý Minh Hiền được đặt tên theo họ mẹ là bà Lý Thị Bông (sinh năm 1965).Vì gia cảnh khó khăn, ông phải đạp xích lô nuôi cả gia đình nên vợ ông đã quyết định cho con, mong con gái sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Họ không ngờ rằng quyết định ngày đó là niềm day dứt với 2 vợ chồng suốt những năm tháng về sau.Theo người đàn ông, địa chỉ nhà ở chung cư Ấn Quang được khai trong hồ sơ là địa chỉ gia đình nhà vợ. "Lúc đó, vợ tôi một mình quyết định cho con, không hỏi ý tôi. Khi tôi biết tin xong thì cũng đã quá muộn. Vợ tôi mất cách đây 2 năm vì bạo bệnh, nhưng vợ chồng tôi vẫn không khi nào quên con gái năm xưa. Sau này, chúng tôi có thêm đứa con trai út sinh năm 1999, nhưng vẫn luôn nghĩ về con gái. Vợ chồng tôi cứ nghĩ đã mất con mãi mãi, có trong mơ cũng không tin được rằng một ngày nào đó con sẽ tìm về", người đàn ông xúc động.Về phần mình, chị Emma không giấu được sự bất ngờ, xúc động vì nhờ sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương, chị đã có tin của gia đình Việt Nam chỉ sau vài ngày. Trước đó, dù đã về Việt Nam nhiều lần để tìm kiếm trong suốt 10 năm, nhưng cô gái Pháp không có manh mối. "Tôi không nghĩ mọi thứ lại diễn ra nhanh đến như vậy. Thực sự đó là một phép màu. Suốt cả 1 tuần sau khi hay tin, tôi không thể tập trung làm việc được vì trong tôi có quá nhiều cảm xúc đặc biệt", cô gái Pháp xúc động.Sau khi có kết quả tìm kiếm không lâu, 1 tháng sau, Emma đã dành thời gian về Việt Nam để đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt của mình. Trước đó, họ đã có một cuộc gặp online với sự hỗ trợ của ông Huỳnh Tấn Sinh.Sau cuộc gặp đó cũng như dựa vào các thông tin trong hồ sơ, Emma tin chắc rằng đã tìm thấy cha mẹ, anh em ruột Việt Nam của mình. "Tuy nhiên nhiều người xung quanh tôi bất ngờ, cho rằng có thể điều này là không chính xác. Đó là lý do mà tôi và gia đình muốn xét nghiệm ADN để không còn ai phải nghi ngờ gì nữa", cô gái Pháp chia sẻ.Ngày Emma trở về Việt Nam, cả gia đình ông Hùng đã có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) từ sớm để đón. Dẫu có những trở ngại về ngôn ngữ, khi Emma không thể nói được tiếng Việt, nhưng thông qua những cử chỉ, ánh mắt dành cho nhau, họ đã xóa bỏ được những ngại ngùng ban đầu và trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn."Ngay khoảnh khắc nhìn thấy con gái bên ngoài, tôi đã biết rằng đây là con gái mình chứ không chạy đi đâu được. Nhìn con y hệt mẹ của nó hồi trẻ, không khác được. Nhưng mình vẫn xét nghiệm ADN. Nếu lỡ không may mà kết quả ra không đúng, thì mình vẫn xem con nó như con nuôi mình. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ tôi chắc chắn!", ông Hùng chia sẻ với chúng tôi.Ngay sau khi 2 cha con xét nghiệm ADN, chỉ 1 ngày sau, với sự hỗ trợ của trung tâm xét nghiệm, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương đã nhận được tin vui. Kết quả ADN cho thấy ông Trần Phi Hùng và chị Emma "có quan hệ huyết thống cha - con".Báo cho chúng tôi tin tức này, bà Thu Hương đã vô cùng hạnh phúc khi hành trình tìm mẹ 10 năm của Emma cuối cùng đã có một kết thúc có hậu. Cô gái Pháp đã thực sự tìm thấy phép màu ở cuối con đường, khi được đoàn tụ trong vòng tay của gia đình ruột thịt. Những ngày đoàn viên của Emma sau gần 3 thập kỷ rời xa gia đình, bên cạnh cha, anh trai và em trai ruột thế nào? (còn tiếp)...
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Nguyễn Văn Chung: Tủi thân vì danh tiếng lu mờ khi rẽ hướng viết nhạc thiếu nhi
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.